A/ Về Thuế giá trị gia tăng:
- Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư khác tỉnh, thành phố:
Tổng cục Thuế có công văn số 2291/TCT-CS ngày 24/06/2021 hướng dẫn Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư khác tỉnh, thành phố.
Theo đó, việc xác định cơ quan giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT của cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế như sau:
– Việc kê khai, hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư khác tỉnh, thành phố từ kỳ tính thuế tháng 12/2020 hoặc quý 4/2020 trở về trước được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính. Theo đó cơ quan thuế quản lý trụ ở chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ khai thuế, hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh.
– Từ kỳ tính thuế tháng 1/2021 hoặc quý 1/2021 trở đi, đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố hướng dẫn người nộp thuế thực hiện kê khai, hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại nơi có dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
B/ Về Thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Ngày 04/06/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2021/NĐ-CP bổ sung điểm g khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Nghị định số 57/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành 04/6/2021.
Nội dung chi tiết của Nghị định số 57/2021/NĐ-CP ngày 04/06/2021 đã được đăng tải trên website của Cục Thuế TP Hà Nội http://hanoi.gdt.gov.vn
2. Về quy định các bên có quan hệ liên kết.
Tổng cục Thuế ban hành công văn số 2687/TCT-TTKT ngày 20/7/2021 quy định các bên có quan hệ liên kết.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp đi vay phát sinh khoản vốn vay chiếm ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị cá khoản nợ trung và dài hạn thì doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
C/ Về Thuế Thu nhập cá nhân:
1.Giới thiệu những điểm mới của Thông tư số 40/2021/TT-BTC:
Ngày 01/06/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Thông tư số 40/2021/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2021.
– Trường hợp cá nhân có phát sinh hợp đồng cho thuê tài sản trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định trước đây thì không điều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp theo các quy định trước ngày hiệu lực Thông tư này.
– Việc thông báo thời hạn nộp thuế khoán của năm 2021 thực hiện theo các quy định trước thời điểm hiệu lực của Thông tư này đến hết kỳ tính thuế năm 2021.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu cơ quan thuế đã quản lý thuế theo phương pháp khoán trước thời điểm hiệu lực của Thông tư này và không có yêu cầu chuyển đổi phương pháp tính thuế thì tiếp tục nộp thuế theo phương pháp khoán đến hết kỳ tính thuế năm 2021.
– Tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo hướng dẫn tại Thông tư này kể từ thời điểm hiệu lực của Thông tư.
– Bãi bỏ chương I và chương II Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
Ngày 19/7/2021, Tổng cục Thuế ban hành công văn số 2626/TCT-DNNCN giới thiệu những điểm mới của Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Nội dung chi tiết của công văn 2626/TCT-DNNCN ngày 19/07/2021 đã được đăng tải trên website của Cục Thuế TP Hà Nội http://hanoi.gdt.gov.vn.
D/. Về Hóa đơn
1. Về hóa đơn điện tử:
Tổng cục Thuế có công văn số 1950/TCT-CS ngày 04/06/2021 hướng dẫn Cục Thuế TP Hà Nội về báo cáo hóa đơn điện tử.
Theo đó, trường hợp áp dụng hóa đơn điện tử có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành như tên và mã số thuế (nếu có) của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử thì tổ chức kinh doanh phải thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính.
E./ Về Quản lý thuế:
- Kê khai thuế Thu nhập cá nhân:
Tổng cục Thuế có công văn số 2393/TCT-DNNCN ngày 01/07/2021 hướng dẫn Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kê khai thuế Thu nhập cá nhân.
Theo đó:
– Về kê khai thuế TNCN tháng, quý: trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội,… có phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì thuộc đối tượng khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.
– Về khai thuế TNCN của tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập: chỉ trường hợp tổ chức, cá nhân phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân mới thuộc diện phải khai thuế thu nhập cá nhân. Do đó, trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập cá nhân. Theo đó, tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tháng/quý nào thì không phải khai thuế thu nhập cá nhân của tháng/quý đó.
2. Về việc giới thiệu các nội dung điểm mới của Thông tư số 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Tổng cục Thuế có công văn số 2000/TCT-QLRR ngày 09/06/2021 về việc giới thiệu các nội dung điểm mới của Thông tư số 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Nội dung chi tiết của công văn số 2000/TCT-QLRR ngày 09/06/2021 đã được đăng tải trên website của Cục Thuế TP Hà Nội http://hanoi.gdt.gov.vn.
3. Về việc áp dụng cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.
Ngày 18/06/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 45/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 hướng dẫn việc áp dụng cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 8 năm 2021, thay thế Thông tư số 201/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
Đối với đề nghị áp dụng APA nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được ký kết và giai đoạn đề nghị áp dụng APA chưa kết thúc tính đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư này.
Nội dung chi tiết của Thông tư số 45/2021/TT-BTC ngày 18/06/2021 đã được đăng tải trên website của Cục Thuế TP Hà Nội http://hanoi.gdt.gov.vn
F/ Vấn đề khác có liên quan:
1. Quy định cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2021.
Lưu ý: Khoản 1, khoản 2 Điều 40 quy định về điều khoản chuyển tiếp: “Đối với các đơn vị đã được giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hết năm 2021.Từ năm 2022, các đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này và các quy định tại khoản 2 Điều này”
– Các quy định tại các văn bản sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
+ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
+ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
+ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 07/8/2021 và thay thế Thông tư số 41/2018/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính.
3. Quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác.
Ngày 12/07/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 57/2021/TT-BTC quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2021.
Thông tư này bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
+ Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết;
+ Thông tư số 13/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết;
+ Thông tư số 202/2015/TT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán.
+ Thông tư số 29/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2015/TT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán.
4. Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
5. Về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh:
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 8 năm 2021.
Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 11/2016/TT-BTC) và Thông tư số 23/2017/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 23/2017/TT-BTC) hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư này.