Điểm Tin Thuế Tháng 5

Tổng hợp các chính sách thuế ban hành và có hiệu lực trong tháng 5

Tháng 5, một số chính sách thuế sẽ có hiệu lực, TH Fintax điểm qua các chính sách thuế đáng chú ý để các quý Doanh nghiệp nắm được để triển khai hiệu quả nhất:

  1. Thông tư của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 48/2019/TT-BTC về trích lập và xử lý các khoản dự phòng tài chính  
  • Thông tư số 24/2022/TT-BTC ngày 07/04/2022 của Bộ Tài chính sửa đổi một số nội dung tại Điều 5 của Thông tư số 48/2019/TT-BTC và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2022.
    Theo đó, Thông tư 24/2022 hướng dẫn doanh nghiệp không được trích lập dự phòng đối với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.
  • Số dư dự phòng các khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương mà doanh nghiệp đã trích lập đến trước thời điểm.
  • Thông tư này có hiệu lực thi hành (nếu có) được hoàn nhập, ghi giảm chi phí tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2022.

2. Nghị định số 32/2022/NĐ-CP về việc Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước

Nghị định số 32/2022/NĐ-CP về việc Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2022 đến 31/12/2022.

Theo đó, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6,7,8 và 9 năm 2022 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý đến hết ngày 21/11/2022.

Quy định một số trường hợp:

+   Trường hợp người nộp thuế bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.

+  Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được thực hiện gia hạn thực hiện kê khai, nộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa phải nộp số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh trên tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đã kê khai trong thời gian được gia hạn.

+  Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc thực hiện kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc thì các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế tiêu thục đặc biệt. Trường hợp chi nhánh, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp ô tô thì chi nhánh, đơn vị phụ thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

 3. Nghị định số 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2022

Theo đó, những người nộp thuế thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định sẽ được gia hạn:

  • Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng kỳ tháng 3 đến kỳ tháng 8, quý I và quý II năm 2022 từ 03 đến 06 tháng.
  •  Gia hạn 03 tháng thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý I và quý II năm 2022.
  • Gia hạn thời hạn nộp 50% tiền thuê đất năm 2022 đến 30/11/2022.
  •  Đối với hộ, cá nhân kinh doanh sẽ được gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNCN đối với số thuế phát sinh trong năm 2022 đến ngày 30/12/2022.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

4. Công văn số 1459/TCT-CS ngày 6/5/2022 về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Trường hợp hoạt động xây dựng, lắp đặt có thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, được xác định từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định
số 15/2022/NĐ-CP.

5. Công văn số 1585/TCT-CS ngày 16/5/2022 về chính sách thuế thực hiện tài trợ cho hoạt động phòng chống Covid

  • Về thuế GTGT:

Trường hợp các đơn vị mua trong nước để tài trợ: “Tổng cục Thuế đã có công văn số 4120/TCT-CS ngày 27/10/2021 trả lời Cục thuế tỉnh Bình Dương về thuế GTGT (bản photo kèm theo). Trường hợp các đơn vị nhập khẩu từ nước ngoài để tài trợ: Hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu để tài trợ, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 được áp dụng chính sách thuế GTGT như hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trích dẫn công văn số 4120/TCT-CS ngày 27 tháng 10 năm 2021 nêu trên: “trường hợp Công ty phát sinh các khoản chi tài trợ bằng hiện vật cho bệnh viện dã chiến là vật tư, máy móc, thiết bị mua ngoài thì thuế GTGŒT đầu vào của các vật tư, máy móc thiết bị này được khấu trừ. Khi bàn giao vật tư, máy móc, thiết bị cho bệnh viện, Công ty thực hiện lập hóa đơn GTGT và kê khai thuế GTGT đầu ra theo giá tính thuế GTGT của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động tài trợ”.

  • Về thuế TNDN

Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài để tài trợ thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với giá trị hiện vật tài trợ cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hệ, tài trợ theo quy định tại Nghị định 44/2021/NĐ-CP của Chính
phủ.

Thông tin liên quan

Để lại bình luậnEmail của bạn sẽ không hiển thị trong nội dung bình luận